BỆNH PARKINSON
- Bệnh Parkinson là gì?
Parkinson là một bệnh thoái hóa hệ thần kinh trung ương tiến triển chậm, ảnh hưởng chủ yếu đến vận động. Bệnh xảy ra khi các tế bào thần kinh ở vùng chất đen trong não bị tổn thương, làm giảm sản xuất dopamin – một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều khiển cử động.
- Triệu chứng điển hình
Parkinson thường tiến triển âm thầm, với các biểu hiện chính:
- Run khi nghỉ (thường bắt đầu ở tay): run nhịp nhàng, đều, giảm khi vận động.
- Chậm vận động (bradykinesia): di chuyển chậm, khó bắt đầu cử động, dáng đi chậm, bước nhỏ.
- Đơ cứng (rigidity): tay chân hoặc thân mình bị cứng, gây khó chịu khi vận động.
- Mất biểu cảm nét mặt: mặt đơ, ít chớp mắt, giọng nhỏ dần.
- Rối loạn thăng bằng, tư thế: dễ ngã, tư thế gù, mất ổn định khi đứng lên, quay người.
Ngoài ra còn có thể gặp:
- ✨ Rối loạn giấc ngủ, táo bón, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, giảm khứu giác…
- Nguyên nhân
- Phần lớn không rõ nguyên nhân (gọi là Parkinson vô căn).
- Một số yếu tố nguy cơ: tuổi cao, di truyền, tiếp xúc với chất độc môi trường.
- Có dạng Parkinson thứ phát sau chấn thương, đột quỵ, nhiễm trùng, dùng thuốc.
- Chẩn đoán
- Dựa trên khám lâm sàng chuyên khoa thần kinh.
- Kết hợp các thang điểm đánh giá vận động.
- Chụp MRI sọ não (khi cần) để loại trừ nguyên nhân khác.
- Một số trường hợp có thể làm SPECT DaT scan nếu cần.
- Điều trị
Parkinson chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng điều trị giúp cải thiện chất lượng sống:
Điều trị bằng thuốc:
- Nhóm thuốc tăng dopamin (Levodopa, đồng vận Dopamin…)
- Thuốc hỗ trợ kiểm soát run, đơ cứng, lo âu, trầm cảm…
Điều trị nâng cao:
- Tiêm Botulinum toxin
- Kích thích não sâu (DBS) cho giai đoạn muộn, có biến chứng vận động do thuốc
♂️ Phục hồi chức năng:
- Liệu pháp vật lý trị liệu đặc hiệu cho Parkinson như SVLT loud/big
- Vật lý trị liệu – hoạt động trị liệu cá thể hóa
- Liệu pháp nhóm, âm nhạc trị liệu, VR, robot hỗ trợ…
Theo dõi định kỳ:
- Tái khám mỗi 1–3 tháng
- Điều chỉnh thuốc, tập luyện theo từng giai đoạn
- Hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng
- Đồng hành, kiên nhẫn, hỗ trợ trong sinh hoạt thường ngày
- Tạo môi trường an toàn, giảm nguy cơ té ngã
- Khuyến khích tập luyện đều đặn
- Hỗ trợ tinh thần – xã hội