HỘI CHỨNG QUÊN CHỨC NĂNG

10 2025-05-04 13:04:20
Contents []

THÔNG TIN CHO BỆNH NHÂN

HỘI CHỨNG QUÊN CHỨC NĂNG

(Functional Amnesia / Functional Memory Symptoms)

  1. Hội chứng quên chức năng là gì?

Hội chứng quên chức năng là tình trạng giảm trí nhớ hoặc rối loạn ghi nhớ tạm thời nhưng không do tổn thương thực thể của não bộ, mà liên quan đến yếu tố tâm lý – cảm xúc như:

  • Stress kéo dài
  • Sang chấn tâm lý
  • Lo âu, trầm cảm
  • Áp lực công việc – gia đình

Hay còn gọi là rối loạn trí nhớ chức năng, quên do tâm lý, quên không do cấu trúc

  1. Biểu hiện thường gặp
  • Quên tên, quên việc mới xảy ra, cảm giác “não mù mịt”
  • Không nhớ rõ chi tiết trong ngày, hay quên đồ vật
  • Khó tập trung, mất mạch suy nghĩ, tăng nhạy cảm với tiếng ồn
  • Cảm thấy hoang mang về trí nhớ, nghi ngờ bản thân có bệnh nặng
  • Lo âu – trầm cảm đi kèm: ngủ kém, mệt mỏi, giảm hứng thú

Người bệnh thường rất lo sợ mắc Alzheimer, dù kết quả khám – chụp não đều bình thường

  1. Điều gì không xảy ra trong quên chức năng?
  • Không có tổn thương thực thể trên MRI, CT não
  • Không mất khả năng giao tiếp, không mất nhận thức không gian
  • Không lạc đường, không quên người thân (nếu không có yếu tố bệnh lý đi kèm)
  1. Nguyên nhân thường gặp
  • Stress tinh thần kéo dài: áp lực công việc, học tập, gia đình
  • Sang chấn tâm lý: mất người thân, tai nạn, biến cố
  • Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn dạng cơ thể
  • Thiếu ngủ, lo nghĩ quá mức về trí nhớ
  • Hành vi “kiểm tra trí nhớ liên tục” dẫn đến tự nghi ngờ, tạo vòng xoắn bệnh lý
  1. Chẩn đoán như thế nào?
  • Khám chuyên khoa Thần kinh – Tâm thần – Tâm lý lâm sàng
  • Đánh giá toàn diện nhận thức, trí nhớ và cảm xúc
  • MRI não bình thường hoặc chỉ có dấu hiệu thoái hóa nhẹ tuổi già
  • Dùng các test phân biệt quên chức năng vs sa sút thực thể (MoCA, FAB, RAVLT...)
  1. Điều trị và hỗ trợ

Mục tiêu:

  • Khôi phục lại niềm tin vào trí nhớ bản thân
  • Giảm lo âu – trầm cảm – stress nền
  • Tái lập lối sống điều độ – hỗ trợ tâm lý tích cực

Hướng điều trị:

  • Liệu pháp tâm lý – nhận thức – hành vi (CBT)
  • Thuốc hỗ trợ giấc ngủ, lo âu, trầm cảm nếu cần
  • Tập luyện trí nhớ theo hướng “thực hành thay vì kiểm tra”
  • Tâm lý giáo dục gia đình: không đổ lỗi, không ép nhớ
  • Âm nhạc trị liệu, thiền, yoga, thư giãn não bộ
  1. Tiên lượng và khuyến khích
  • Quên chức năng có thể hồi phục hoàn toàn, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng
  • Càng kiểm tra trí nhớ, càng dễ rơi vào lo âu và tăng nặng triệu chứng
  • Điều quan trọng: giảm tự quy kết tiêu cực và chấp nhận rằng mình đang cần nghỉ ngơi tinh thần
Bài viết liên quan