THÔNG TIN CHO BỆNH NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ

8 2025-05-04 14:03:07
Contents []

THÔNG TIN CHO BỆNH NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ

(Dementia)

  1. Sa sút trí tuệ là gì?

Sa sút trí tuệ (dementia) là một hội chứng do tổn thương hoặc thoái hóa tiến triển của não bộ, dẫn đến:

  • Suy giảm trí nhớ
  • Rối loạn tư duy, ngôn ngữ, hành vi và khả năng sinh hoạt hằng ngày
  • Mất dần khả năng tự lập và phụ thuộc vào người khác

Sa sút trí tuệ không phải là phần tất yếu của lão hóa, mà là một bệnh lý cần phát hiện và điều trị sớm.

  1. Biểu hiện thường gặp

Suy giảm nhận thức:

  • Quên việc mới xảy ra, hỏi lặp đi lặp lại
  • Mất khả năng định hướng thời gian, không gian
  • Khó khăn khi lập kế hoạch, chi tiêu, tổ chức công việc

Rối loạn ngôn ngữ:

  • Gặp khó khăn khi tìm từ ngữ, nói lắp, quên tên đồ vật quen thuộc
  • Nghe hiểu kém, dễ lạc đề khi trò chuyện

Rối loạn hành vi – cảm xúc:

  • Lo âu, trầm cảm, cáu gắt, nghi ngờ, thay đổi tính cách
  • Có thể xuất hiện ảo giác, hoang tưởng

Suy giảm chức năng sinh hoạt:

  • Khó khăn khi ăn uống, tắm rửa, mặc đồ
  • Cuối cùng phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc
  1. Các nguyên nhân thường gặp

Loại sa sút trí tuệ

Đặc điểm

Alzheimer

Phổ biến nhất, khởi đầu với quên gần

Mạch máu (sau đột quỵ)

Khởi phát sau tai biến, tiến triển bậc thang

Thể Lewy

Có ảo giác sống động, dao động ý thức, triệu chứng giống Parkinson

Do bệnh Parkinson

Xảy ra ở giai đoạn muộn bệnh Parkinson

Do trầm cảm, lo âu

Giả sa sút trí tuệ, hồi phục khi điều trị trầm cảm, lo âu tốt

Do thiếu vitamin, suy giáp, thuốc

Có thể phục hồi nếu điều trị đúng nguyên nhân

  1. Phân biệt sa sút trí tuệ và quên tuổi già

Quên lành tính do tuổi

Sa sút trí tuệ

Nhớ lại được sau vài phút

Không nhớ kể cả khi nhắc lại

Không ảnh hưởng sinh hoạt

Ảnh hưởng rõ rệt đến công việc, đời sống

Không thay đổi cảm xúc

Thường kèm rối loạn hành vi, cảm xúc

Tiến triển chậm, ổn định

Nặng dần theo thời gian nếu không điều trị

  1. Chẩn đoán và tầm soát
  • Khám thần kinh – tâm lý – lão khoa
  • Các bài test trí nhớ tiêu chuẩn: MMSE, MoCA, AD8, CDR
  • Chụp MRI hoặc CT não
  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân có thể phục hồi: B12, TSH, HIV, giang mai, chuyển hóa
  • Đánh giá cảm xúc, rối loạn lo âu, trầm cảm đi kèm
  1. Điều trị và hỗ trợ

 Mục tiêu:

  • Làm chậm tiến triển bệnh
  • Duy trì chức năng sống càng lâu càng tốt
  • Cải thiện hành vi, cảm xúc, chất lượng sống

Điều trị bao gồm:

  • Thuốc tăng cường nhận thức: Donepezil, Rivastigmine, Memantine
  • Điều trị trầm cảm, rối loạn hành vi nếu có
  • Phục hồi chức năng nhận thức – ngôn ngữ – vận động
  • Tập luyện não bộ, âm nhạc trị liệu, hoạt động nhóm
  1. Vai trò của gia đình
  • Không trách móc khi người bệnh nhầm lẫn – lặp câu
  • Tạo môi trường an toàn, yên tĩnh, ít thay đổi
  • Thiết lập lịch sinh hoạt đều đặn – ghi chú nhắc nhở
  • Theo dõi các hành vi nguy hiểm: lạc đường, đi lang thang, nhịn ăn, hoang tưởng
  • Cân bằng giữa chăm sóc và nghỉ ngơi – tránh kiệt sức người thân
  1. Tiên lượng và theo dõi
  • Bệnh tiến triển chậm nhưng không thể phục hồi hoàn toàn
  • Việc phát hiện sớm, điều trị đúng và hỗ trợ tinh thần giúp duy trì chất lượng sống lâu hơn
  • Tái khám định kỳ 3–6 tháng để đánh giá tiến triển

 

Bài viết liên quan