SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ SA SÚT TRÌ TUỆ TRONG BỆNH ALZHEIMER

7 2025-05-04 12:42:07
Contents []

THÔNG TIN CHO BỆNH NHÂN

SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ SA SÚT TRÌ TUỆ TRONG BỆNH ALZHEIMER

1. Bệnh Alzheimer là gì?

Bệnh Alzheimer là một bệnh lý thoái hóa thần kinh mạn tính và tiến triển, gây suy giảm trí nhớ, tư duy và hành vi, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt độc lập.

Đây là nguyên nhân hàng đầu của sa sút trí tuệ, chiếm khoảng 60–70% tổng số ca.

 


 

2. Các giai đoạn và biểu hiện thường gặp

Giai đoạn sớm:

  • Hay quên việc mới xảy ra

  • Gặp khó khăn khi tìm từ ngữ, nói chậm

  • Mất tập trung, giảm khả năng tổ chức công việc

  • Dễ lo âu, trầm cảm nhẹ, cáu gắt

Giai đoạn trung bình:

  • Quên tên người thân, lạc đường ở nơi quen thuộc

  • Gặp khó khăn trong ăn uống, mặc đồ, vệ sinh cá nhân

  • Nói lặp lại, mất khả năng theo dõi cuộc trò chuyện

  • Bắt đầu phụ thuộc vào người chăm sóc

Giai đoạn muộn:

  • Không còn nhận ra người thân

  • Không kiểm soát được hành vi, tiểu tiện

  • Nằm nhiều, suy giảm vận động, ăn uống qua hỗ trợ

3. Nguyên nhân

  • Tích tụ bất thường của các protein trong não: Amyloid beta và Tau

  • Mất dần các kết nối thần kinh và teo não

  • Liên quan đến tuổi tác, di truyền, lối sống, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường...

Phụ nữ có nguy cơ cao hơn, và bệnh có thể tiến triển âm thầm trong nhiều năm trước khi có triệu chứng rõ.

4. Chẩn đoán Alzheimer như thế nào?

  • Khám thần kinh – tâm thần – trí nhớ chuyên sâu

  • Thang điểm đánh giá nhận thức: MMSE, MoCA, AD8, CDR

  • Chụp MRI sọ não để loại trừ nguyên nhân khác và quan sát teo não

  • Xét nghiệm máu – dịch não tủy (trong một số trường hợp)

  • Đánh giá chức năng sinh hoạt, cảm xúc, tâm lý

5. Điều trị ra sao?

Hiện chưa có thuốc chữa khỏi Alzheimer, nhưng có thể:

  • Làm chậm tiến triển bệnh

  • Cải thiện trí nhớ, hành vi, chất lượng sống

Phác đồ thường gồm:

  • Thuốc cải thiện trí nhớ: Donepezil, Rivastigmine, Memantine...

  • Điều trị lo âu, trầm cảm, rối loạn hành vi (nếu có)

  • Phục hồi chức năng nhận thức: bài tập trí nhớ, định hướng, âm nhạc trị liệu

  • Điều trị không xâm lấn: kích thích từ trường xuyên sọ (TMS), kích thích dòng điện xuyên sọ (TDCS).

  • Chăm sóc dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động nhẹ nhàng

6. Vai trò của gia đình

  • Kiên nhẫn, yêu thương, không trách móc người bệnh

  • Tạo môi trường an toàn, ít thay đổi

  • Ghi chú lịch sinh hoạt, nhắc nhở bằng hình ảnh – âm thanh

  • Tham gia nhóm hỗ trợ chăm sóc Alzheimer nếu có

  • Học cách giao tiếp nhẹ nhàng, không đối đầu

 


 

7. Các biện pháp phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh

  • Tập thể dục đều đặn, chế độ ăn uống Địa Trung Hải

  • Kiểm soát huyết áp – đường huyết – mỡ máu – trầm cảm

  • Giữ não hoạt động: học kỹ năng mới, đọc sách, giao tiếp

  • Ngủ đủ – tránh căng thẳng kéo dài

 

Bài viết liên quan